Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2016

Nước mắm – Linh hồn của món ăn Việt

Trong ẩm thực Việt Nam, hương vị độc đáo và sự đặc sắc của món ăn phụ thuộc vào cách pha trộn các loại gia vị truyền thống. Một trong những nguyên liệu bí mật, gây bất ngờ cho rất nhiều đầu bếp tài ba chuyên nghiệp và những người yêu thích ẩm thực đó là nước mắm. Đây là thành phần thiết yếu để tạo ra hương vị độc đáo cho các món ăn ngon Việt Nam. Với độ mặn đặc biệt pha trộn một ít vị ngọt ngào khiến cho loại nước chấm này có được nét độc đáo lạ thường. Nước mắm là một gia vị cơ bản và được sử dụng phổ biến trên khắp Việt Nam. Dù cách phối hợp nước mắm vào các món ăn ở các vùng miền thường khác nhau nhưng nhìn chung, đây là gia vị không thể thiếu khi nấu ăn của người Việt. Các thương hiệu nổi tiếng và lịch sử của nước mắm "Nước mắm Phú Quốc" và "Nước mắm Phan Thiết" là những nhãn hiệu thương mại nổi tiếng nhất trên thị trường trong nước và quốc tế. Vùng biển xung quanh đảo  Phú Quốc  có tiềm năng kinh tế lớn về khai thác cá cơm. Chính điều này đã tạo ra một ...

Nước Mắm Việt - Lắng Đọng Hồn Dân Tộc

Hình ảnh
Nước mắm là thức chấm quen thuộc, gắn bó và trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam. Chén nước mắm hiện diện trong những bữa cơm chân quê đơn giản đến các buổi tiệc sang trọng trong nhà hàng, khách sạn… Phần I:  Tinh tế nước mắm Việt     Nếu người phương Tây cầu kỳ trong cách chế biến nước sốt thì người Việt cũng không kém phần tinh tế trong cách pha chế nước mắm. Với người Việt, mắm không chỉ đơn thuần là thức chấm mà nó còn thể hiện tính cộng đồng và mực thước trong bữa ăn. Bởi lẽ bát nước chấm đặt giữa mâm ai cũng phải dùng do đó nó trở thành thước đo sự ý tứ, trình độ văn hóa của mỗi người. Nồi cơm ở đầu mâm và chén nước mắm giữa mâm là biểu tượng cho sự đơn giản mà tinh tế trong ẩm thực Việt: cơm gạo là tinh hoa của đất, mắm chiết xuất từ cá là tinh hoa của nước. Điều này cũng thể hiện sự quân bình âm dương trong cách ăn uống của người Việt. Trong các loại nước chấm thì nước mắm là thứ nước chấm chủ đạo của các món ăn Việt...

Ca Dao Về Cơm

Hình ảnh
Ca Dao Về Cơm   Ăn bớt cơm chim   Ăn bát cơm đầy nhớ ngày gian khổ   Ăn bát cơm dẻo nhớ nẻo đường đi   Ăn bát cơm nhớ công ơn cha mẹ   Ăn cơm ba chén lưng lưng (*) Uống nước cầm chừng để dạ thương em   Ăn cơm chưa biết trở đầu đũa Còn dại, còn con nít   Ăn cơm chúa múa tối ngày   Ăn cơm chùa ngọng miệng   Ăn cơm có canh như tu hành có bạn   Ăn cơm có canh tu hành có vãi   Ăn cơm gà gáy, cất binh nửa ngày Hành sự chậm chạp    Ăn cơm hớt   Ăn cơm hớt thiên hạ   Ăn cơm hom ngủ giường hòm   Ăn cơm không rau Như đánh nhau không người gỡ   Ăn cơm không rau như đau không thuốc   Ăn cơm lừa thóc ăn cóc bỏ gan   Ăn cơm làm cỏ chăng bỏ đi đâu   Ăn cơm mới nói chuyện cũ   Ăn cơm nguội nằm nhà ngoài (nhà sau)   Ăn cơm nhà làm chuyện thiên hạ   Ăn cơm nhà nọ kháo cà nhà kia   Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng   Ăn cơm nhà...